GIÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TRUNG -TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNG
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hoá học của
giáo viên NGUYỄN XUÂN TRUNG- THPT HỒNG BÀNG -HẢI PHÒNG
Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn xin mời bạnd dăng nhập để trao đổi và thảo luận.
Nếu bạn chưa là thành viên, bạn có thể đăng ký để có thể có được các quyền lợi khi tham gia diễn đàn.
Chúc bạn , một ngày làm việc và học tập thành công! ^^
GIÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TRUNG -TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNG
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hoá học của
giáo viên NGUYỄN XUÂN TRUNG- THPT HỒNG BÀNG -HẢI PHÒNG
Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn xin mời bạnd dăng nhập để trao đổi và thảo luận.
Nếu bạn chưa là thành viên, bạn có thể đăng ký để có thể có được các quyền lợi khi tham gia diễn đàn.
Chúc bạn , một ngày làm việc và học tập thành công! ^^
GIÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TRUNG -TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GIÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TRUNG -TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNG

DIỄN ĐÀN NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP HOÁ HỌC
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tự kiểm tra trong vào 30 phút

Go down 
Tác giảThông điệp
phuong_xinh
Vỡ lòng
Vỡ lòng
phuong_xinh


Tổng số bài gửi : 1
điểm tích luỹ VIP : 3
Reputation : 5
Join date : 05/02/2012
Age : 28

Tự kiểm tra trong vào 30 phút Empty
Bài gửiTiêu đề: Tự kiểm tra trong vào 30 phút   Tự kiểm tra trong vào 30 phút Icon_minitimeMon Mar 05, 2012 10:10 am

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG PHẦN BÀI TẬP VỀ HYDROCACBON TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT
Câu 1 :
Đặc điểm hay đặc tính nào sau đây giúp ta thấy được cấu tạo hoá học là yếu tố quyết định tính chất cơ bản của hợp chất hữu cơ?
A. Sự phân cực của liên kết cộng hoá trị.
B. Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C. Hiện tượng đồng đẳng và hiện tượng đồng phân
D. Tất cả đều sai.
Câu 2:
I – Các chất đồng phân thì có cùng CTPT
II - Những chất có cùng khối lượng phân tử thì là đồng phân của nhau.
A. I & II đều đúng
B. I đúng, II sai
C. I sai, II đúng
D. I & II đều sai
Câu 3:
Đồng phân là những chất có :
A. Cùng thành phần nguyên tố và có khối lượng phân tử (M) bằng nhau.
B. Có cùng CTPT nhưng CTCT khác nhau.
C. Cùng tính chất hoá học
D. a, b, c đều đúng
Câu 4:
I – Những chất đồng phân là những chất hơn kém nhau k nhóm CH2
II - Những chất có tính chất hoá học tương tự nhau là đồng đẳng của nhau.
A. I & II đều đúng
B. I đúng, II sai
C. I sai, II đúng
D. I & II đều sai
Câu 5:
Số đồng phân của chất có CTPT C4H8 (đồng phân phẳng và đồng phân hình học) là :
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 6:
Khi cho isopentan tác dụng với Cl2 (1:1) ta thu được số sản phẩm :
A. 1 sản phẩm duy nhất
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7:
Trong các hợp chất : Propen (I); 2-metylbuten-2 (II); 3,4-dimetylhexen-3(III); allyl clorua (IV); 1,2-diCloeten (V). Chất nào có đồng phân hình học?
A. III, V
B. II,IV
C. I, II, III, IV
D. I, V
Câu 8:
Cho biết tên của hợp chất sau theo IUPAC ?

A. 1-Clo-4-Etylpenten-4
B. 1-clo-4-metylenhexan
C. 2-etyl-5-Clopenten-1
D. 5- Clo-2-etylpenten-1
Câu 9:
Chọn tên đúng của chất có CTCT sau :

A. 5-Clo-1,3,4-trimetylpentin-1
B. 6-Clo-4,5-Dimetylhexin-2
C. 1-Clo-2,3-Dimetylhexin-4
D. Tất cả đều sai
Câu 10:
Nếu hidro hóa C6H10 ta thu được isohexan thì CTCT của C6H10 là :


Câu 11:
Quy tắc Maccopnhicop chỉ áp dụng cho :
A. Anken đối xứng và tác nhân đối xứng.
B. Anken bất đối và tác nhân bất đối
C. Anken bất đối và tác nhân đối xứng
D. Hydrocacbon không no bất đối và tác nhân bất đối.
Câu 12 :
I-- Xicloankan và ankan đều là những hydrocacbon no nên chúng là đồng
đẳng của nhau.
II -- Tất cả những hydrocacbon không no đều có tính chất hóa học như nhau.
A. I và II đều sai
B. I đúng, II sai
C. I sai, II sai
D. I sai, II đúng
Câu 13:
Những hợp chất nào sau đây có thể có đồng phân hình học (cis-trans)
CH3CH = CH2 (I) ; CH3CH = CHCl (II) ; CH3CH = C(CH3)2 (III)

(IV) (V)
A. (I), (IV), (V)
B. (II), (IV), (V)
C. (III), (IV)
D. (II), III, (IV), (V)
Câu 14:
Ankan A có 16,28%H trong phân tử (về khối lượng). vậy CTPT và số đồng phân tương ứng của A là :
A. C6H14 và 4 đồng phân
B. C6H14 và 5 đồng phân
C.C5H12 và 3 đồng phân
D.C6H14 và 6 đồng phân
Câu 15:
Cho propen, propin, divinyl tác dụng với HCl(tỉ lệ 1:1), số sản phẩm thu được là :
A. 2,2,3
B. 2,3,2
C. 2,3,1
D. Tất cả đều sai.
Câu 16:
Những loại hydrocacbon nào đã học tham gia được phản ứng thế?
A. Ankan
B. ankin
C. benzen
D. Tất cả các hydrocacbon trên.
Câu 17 :
Chọn câu trả lời đúng :
A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n  2, nguyên.
C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n  2, nguyên.
D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
Câu 18:
Những hợp chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen?
a. C8H6Cl2 b. C10H16 c. C9H14BrCl d. C10H12(NO2)2.
A. a, b
B. b,c
C. c, d
D. a, c, d
Câu 19 :
Cho xicloankan có CTCT thu gọn sau :
1/ (CH2)4CHCH3 2/ CH3CH¬(CH2)2CHCH3
3/ (CH2)2CHCH2CH3 4/ CH3CH(CH2)4CHCH2CH3
Xicloankan bền nhất là :
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Câu 20 :
Phương pháp điều chế nào sau đây giúp ta thu được 2-Clobutan tinh khiết hơn hết ?
A. n-Butan tác dụng với Cl2, chiếu sáng, tỉ lệ 1:1.
B. Buten-2 tác dụng với hidroclorua
C. Buten-1 tác dụng với hidroclorua
D. Butadien-1,3 tác dụng với hidroclorua
Câu 21:
Thứ tự nhận biết các lọ mất nhãn N2(I), H2(II), CH4(III), C2H4(IV), C2H2(V)
A.5-4-1-3-2
B.5-4-2-1-3
C.5-4-3-2-1
D. Tất cả đều đúng
Câu 22 :
Xác định X, Y, Z, T trong chuỗi phản ứng sau :

A. X : butan, Y: Buten-2, Z : Propen, T : Metan
B. X : Butan, Y: Etan, Z : CloEtan, T : ĐiCloEtan
C. X : Butan, Y: Propan, Z : Etan, T : Metan
D. Các đáp trên đều sai.
Câu 23:
Từ CTPTTQ của hydrocacbon CnH2n+2-2k (k≥0), ta có thể suy ra các trường hợp nào sau đây?
A. k = 1  X là anken CnH2n, (n≥2), n nguyên
B. k = 2  X là ankin CnH2n-2, (n≥2), n nguyên
B. k = 4  X là aren CnH2n-6, (n≥6), n nguyên
D. Tất cả đều đúng
Câu 24 :
Khi đốt cháy một hydrocacbon X ta thu được (số mol CO2/ số mol H2O =2) . Vậy X có thể là :
A. C2H2 B. C12H12 C. C3H6 D. A,B đều đúng
Câu 25 :
Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hydrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT tương đương của dãy :
A. CnHn, n ≥ 2
B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên)
C. CnH2n-2, n≥ 2
D. Tất cả đều sai
Câu 26 :
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hydrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28đvC, ta thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 5,4g H2O. CTPT của 2 hydrocacbon trên là :
A. C2H4 và C4H8
B. C2H2 và C4H6
C. C3H4 và C5H8
D. CH4 và C3H8
Câu 27:
Thứ tự nhận biết các lọ mất nhãn đựng các khí : C2H6 (I), C2H4 (II), C2H2 (III), CO2 (IV), H2(V)
A. III, II, IV, I, V
B. IV, III, II, I, V
C. III, IV, II, I, V
D. Tất cả đều đúng
Câu 28:
Công thức thực nghiệm của một đồng đẳng của benzen có dạng (C3H4)n thì CTPT của đồng đẳng đó là :
A. C12H16
B. C9H12
C. A, C đúng
D. A, C sai.
Câu 29:
Khi đốt cháy metan trong khí Cl2 sinh ra muội đen và một chất khí làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy sản phẩm phản ứng là :
A. CH3Cl và HCl
B. CH2Cl2 và HCl
C. C và HCl
D. CCl4 và HCl
Câu 30 :
Đốt cháy 2 hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp ta thu được 6,43g nước và 9,8gam CO2. vậy CTPT 2 hydrocacbon là :
A. C2H4 và C3H6
B. CH4 và C2H6
C. C¬2H6 và C3H8
D. Tất cả đều sai.
Câu 31 :
Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hydrocacbon X và H2 với xt Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B ta thu được 8,8g CO2 và 5,4g H2O. Biết VA=3VB. Công thức của X là :
A. C3H4
B. C3H8
C. C2H2
D. C2H4
Câu 32 :
Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X với Ni xt để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dd Brom dư thì bình chứa Brom có khối lượng tăng lên là :
A. 8g
B. 16g
C. 0
D. Tất cả đều sai.
Câu 33 :
Đốt cháy một hỗn hợp hydrocacbon ta thu được 2,24l CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là :
A. 5,6 lít
B. 2,8 lít
C. 4,48 lít
D. 3,92 lít
Câu 34 :
Khi đốt cháy một hydrocacbon A, thu được 0,108g nước và 0,396g CO2. Công thức đơn giản nhất của A là :
A. C2H3
B. C3H4
C. C4H6
D. Tất cả đều sai
Câu 35 :
Hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hỗn hợp A thì thu được a (mol) H2O và b (mol) CO2. Hỏi tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào?
A. 1,2< T <1,5
B. 1< T < 2
C. 1  T  2
D. Tất cả đều sai
Câu 36 :
Xét sơ đồ phản ứng : A  B  TNT (thuốc nổ)
A. A là Toluen, B là n-heptan
B. A là benzen, B là Toluen
C. A là n-hexan, B là Toluen
D. Tất cả đều sai
Câu 37 :
Khi cộng HBr vào 2-metylbuten-2 theo tỉ lệ 1:1, ta thu được số sản phẩm.
A. 2
B. 3
C. 4
D. Tất cả đều sai
Câu 38 :
Anken thích hợp để điều chế :

A. 3-etylpenten-2
B. 3-etylpenten-3
C. 3-etylpenten-1
D. 3,3-Dimetylpenten-1
Câu 39 :
Khi cho Br2 tác dụng với một hydrocacbon thu được một dẫn xuất brom hóa duy nhất có tỉ khối hơi so với không khí bằng 5,207. CTPT của hydrocacbon là :
A. C5H12
B. C5H10
C. C4H10
D. Không xác định được.
Câu 40 :
I- Đốt cháy một ankin thu được số mol CO2 > số mol H2O
II- Khi đốt cháy một hydrocacbon X mà thu được số mol CO2> số mol H2O thì X là ankin?
A. I & II đều đúng
B. I đúng, II sai
C. I sai, II đúng
D. I & II đều sai
Câu 41:
Cho 1,12gam một anken tác dụng vừa đủ với dd Br2 ta thu được 4,32 gam sản phẩm cộng. Vậy CTPT của anken có thể là :
A. C2H4
B. C3H6
C. C2H2
D. Đáp số khác
Câu 42 :
Đốt cháy một thể tích hydrocacbon A cần năm thể tích oxi. Vậy CTPT của A là :
A. C3H6 B. C2H12 C. C3H8 D.B và C đều đúng
Câu 43:
Hỗn hợp 2 ankan liên tiếp có dhh/H2 = 24,8. CTPT của 2 ankan đó là :
A.CH4 ; C2H6
B.C2H6 C3H8
C.C3H8 và C4H10
D. Tất cả đều sai
Câu 44 :
Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hydrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và CO2 đối với K, L, M tương ứng bằng 0,5 : 1 : 1,5. CTPT của K, L, M lần lượt là :
A. C3H8, C3H4, C2H4
B. C2H2, C2H4, C2H6
C. C12H12, C3H6, C2H6
D. B và C đúng
Câu 45 :
Hai xicloankan M, N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. khi monoclo hóa (có chiếu sáng) thì M cho 4 hợp chất, N chỉ cho một hợp chất duy nhất. Tên của M và N là :
A. metyl xiclopentan và dimetyl xiclobuan
B. xiclohexan và metyl xiclopentan
C. xiclohexan và isopropan xiclopropyl
D. A, B, C đều đúng
Câu 46 :
Đốt cháy hoàn toàn một hydrocacbon X với một lượng vừa đủ oxi. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua H2SO4đ thì thể tích khí giảm hơn một nữa. Dãy đồng đẳng của X là :
A. ankan
B. anken
C. ankin
D. ankadien
E. aren
Câu 47 :
Đốt cháy V(lít) hỗn hợp khí X ở đktc gồm 2 hydrocacbon tạo thành 4,4gam CO2 và 1,8gam H2O. Cho biết 2 hydrocacbon trên cùng hay khác dãy đồng đẳng và thuộc dãy đồng đẳng nào (chỉ xét các dãy đồng đẳng đã học trong chương trình)
A. Cùng dãy đồng đẳng anken hoặc xicloankan
B. Khác dãy đồng đẳng : ankan và ankin (số mol bằng nhau)
C. Khác dãy đồng đẳng : ankan và ankadien (số mol bằng nhau)
D. Tất cả đều đúng.
Câu 48 :
Cho 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm 2 hydrocacbon mạch hở. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 : Cho qua dd Br2 dư, lượng Br2 nguyên chất phản ứng là 5,6 gam
Phần 2 : Đốt cháy hoàn toàn tạo ra 2,2 gam CO2. Tìm CTPT 2 hydrocacbon.
A. C4H8 và C2H2
B. CH4 và một hydrocacbon không no.
C. C2H2 và C2H4
D. Tất cả đều sai.
Câu 49 :
Hỗn hợp khí A gồm Etan và Propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :
A. 18,52%; 81,48%
B. 45%; 55%
C. 28,13%; 71,87%
D. 25%; 75%
Câu 50 :
Cho hỗn hợp 2 hydrocacbon thơm đều có nhánh no A, B có số C trong phân tử không quá 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 18,04g CO2 và 4,68g H2O. CTPT có thể có của A, B là :
A. A là C7H8, B là C9H12
B. A là C8H10, B là C10H14
C. A, B đều đúng.
D. A, B đúng nhưng chưa đủ.
Câu 51 :
PVC là sản phẩm trùng hợp của :
A. CH3-CH=CH – Cl
B. CH2=CH-Cl
C. CH2=CH – CH2Cl
D. A, D đúng
Câu 52 :
Từ Natriaxetat có thể điều chế Clorofom bằng mấy phản ứng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 53 :
Ở điều kiện thường, các hydrocacbon ở thể khí gồm :
A. C1  C4
B. C1  C5
C. C1  C6
D. C2  C10
Câu 54 :
Cho hai hydrocacbon A, B đều ở thể khí. A có công thức C2xHy; B có công thức CxH2x (trị số x trong hai công thức bằng nhau). Biết dA/KK = 2 và dB/A = 0,482. CTPT A, B là :
A. C2H4, C4H10
B. C4H12, C3H6
C. C4H10; C2H4
D. A, C đều đúng



Very Happy Very Happy Very Happy
Về Đầu Trang Go down
 
Tự kiểm tra trong vào 30 phút
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lời bàn luận trong đám tang
» 1000 bai tap SO2 va CO2 tac dung voi dung dich kiem

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TRUNG -TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNG :: HOÁ HỌC THCS-THPT :: HOÁ HỌC 11 :: CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ-
Chuyển đến